Nguồn gốc Người_Indonesia_gốc_Hoa

Người Trung Quốc nhập cư đến Indonesia hầu như đều thuộc các nhóm người Hoa tại Phúc KiếnQuảng Đông tại Hoa Nam, là các tỉnh vốn nổi tiếng bởi tính đa dạng khu vực.[6]

Người Mân Nam là nhóm người Hoa đầu tiên định cư với số lượng lớn tại Indonesia, họ có nguồn gốc từ miền Nam tỉnh Phúc Kiến và là nhóm di dân chiếm ưu thế cho đến giữa thế kỷ 19. Văn hóa thương thuyền hàng hải bắt nguồn từ các nghề mậu dịch của họ khi cư trú tại Indonesia. Hậu duệ của người Mân Nam là nhóm chiếm ưu thế tại miền Đông Indonesia, Trung JavaĐông Java, và duyên hải phía tây của Sumatra. Người Triều Châu có nguồn gốc từ khu vực lân cận phía nam của Mân Nam, họ cư trú khắp duyên hải phía đông của Sumatra, tại Quần đảo Riau, và miền tây Borneo. Ban đầu, họ có xu hướng làm các lao công đồn điền tại Sumatra, song trở thành thương nhân tại các khu vực mà người Mân Nam ít hiện diện.[7]

Người Khách Gia có nguồn gốc từ các khu vực nội lục đồi núi của Quảng Đông và không có một văn hóa hàng hải.[7] Do địa hình tại quê hương không phù hợp để sản xuất, người Khách Gia di cư vì nguyên nhân kinh tế trong nhiều đợt từ năm 1850 đến 1930 và là nhóm nghèo nhất trong các nhóm di dân người Hoa. Ban đầu, người Khách Gia cư trú tại các trung tâm khai mỏ ở miền tây Borneo và đảo Bangka, song họ bị thu hút trước sự phát triển nhanh chóng của Batavia (Jakarta) và Tây Java vào cuối thế kỷ 19.[8]

Giống như người Khách Gia, người Quảng Đông ban đầu có tiếng về nghề thợ mỏ khắp Đông Nam Á. Di cư trong thế kỷ 19 phần lớn hướng đến các mỏ thiếc tại Bangka ở ngoài khơi Sumatra. Người Quảng Đông theo truyền thống nổi tiếng với kỹ năng thủ công khéo léo, được hưởng lợi ích từ tiếp xúc mật thiết với người châu Âu tại Quảng Đông và Hồng Kông khi được tiếp xúc với máy móc và công nghiệp. Họ di cư đến Java đồng thời kỳ với người Khách Gia song do các nguyên nhân khác biệt. Trong các thành thị của Indonesia, họ trở thành các thợ thủ công, thợ máy, và sở hữu các cơ sở kinh doanh nhỏ như nhà hàng hoặc khách sạn. Người Quảng Đông phân bổ đồng đều trên khắp quần đảo, và số lượng ít hơn nhiều so với người Mân Nam hoặc người Khách Gia. Do đó vai trò của họ chỉ là phụ trong các cộng đồng người Hoa.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Indonesia_gốc_Hoa http://articles.chicagotribune.com/1998-03-18/news... http://www.ethnologue.com/show_country.asp?name=ID http://afp.google.com/article/ALeqM5gZ68H857ADsOp8... http://books.google.com/?id=aSEJqSQS7wkC&pg=PA179&... http://books.google.com/?id=ggyl2FSzXvgC&pg=PA12&d... http://books.google.com/books?id=pcRlgZttsMUC http://www.nytimes.com/1998/06/28/magazine/the-cap... http://www.nytimes.com/2006/04/27/opinion/27iht-ed... http://majalah.tempointeraktif.com/id/arsip/2007/0... http://www.thejakartapost.com/news/2008/05/17/film...